Mỗi dịp tết đến, xuân về những ngôi nhà vốn đã được trang trí rực rỡ lại thêm sắc vàng của hoa Mai làm cho sáng bừng không gian. Sở dĩ hoa Mai được trưng vào ngày tết vì nó mang đến sự bình an, thịnh vượng để khởi đầu năm mới với mọi điều tốt đẹp. Trong bài dưới đây giới thiệu tới bạn về hoa Mai từ A-Z.

1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây hoa Mai
1.1 Nguồn gốc
Chúng ta thường thấy hoa Mai nở vào mỗi dịp tết đến xuân về, nhưng hoa Mai có nguồn gốc ở đâu và xuất hiện từ bao giờ thì không phải ai cũng biết. Theo sổ sách ghi lại từ 3000 năm trước thì hoa Mai đã xuất hiện tại Trung Quốc. Có nhiều bài thơ ghi lại sự có mặt của hoa Mai như cuốn “Trân hương bảo ngư” có nói “Đắc kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Hoa Mai là một loại cây tượng trưng cho sự kiên cường có thể sống và nở hoa kể cả trong thời tiết giá lạnh, tuyết rơi dày đặc. Vì thế người Trung Quốc rất coi trọng cây hoa Mai. Ở Việt Nam cây Mai được trồng nhiều ở miền Nam, đây cũng là một biểu tượng cho mỗi dịp xuân về “Thấy Mai là thấy tết”.
1.2 Đặc điểm của cây hoa Mai
Hoa Mai thuộc loài cây thân gỗ thuộc họ Ochnaceae, vì thế loài cây này có thân cây cứng, lá xanh hình giọt lệ, ở Việt Nam hoa Mai có màu vàng, cánh mỏng kết thành từng chùm. Ngoài tên tiếng Việt thì hoa Mai có tên khoa học là Ochna integerrima. Hoa Mai được ví là loại cây kiên cường, thay đổi để thích ứng với môi trường từ một loại cây quen với khí lạnh qua 3000 năm phát triển bây giờ cây Mai cũng có thể trồng ở xứ nóng rồi.

2. Top 8 loại Hoa Mai đẹp nhất ở Việt Nam
Hiện nay trên thế giới có hơn 20 loại hoa Mai, với các đặc điểm và tính chất khác nhau. Riêng tại Việt Nam có 8 loại hoa Mai phổ biến : Mai tứ quý, Bạch Mai (hoa Mai trắng), Hồng Mai, Hoàng Mai (hoa Mai vàng), Song mai, Hoa Mai Chiếu Thủy, Nhất Chi Mai.
2.1 Mai Tứ Quý
Đây là một loại Mai đặc biệt hơn tất cả các loại khác bởi vì hoa của nó nở quanh năm. Mai Tứ Quý hay còn gọi là Mai Đỏ, điều đặc biệt của loại cây này đó là nở hai lần, lần thứ nhất nở màu vàng, lần thứ 2 nở màu đỏ.
Hoa Mai Tứ Quý có 5 cánh mỏng khi nở ra có màu vàng sẽ tàn sau một thời gian, còn đài hoa lúc này sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm ôm lấy nhụy hoa. Khi nhụy hoa phát triển thành hạt sẽ dần to lên và đẩy đài hoa nở bung ra thành những đóa hoa màu đỏ.

2.2 Bạch Mai
Đúng như tên gọi màu của loại hoa này có màu trắng tinh khôi, riêng loại này rất khó trồng và chăm sóc tại Việt Nam. Theo đó cây sẽ sinh trưởng và phát triển cho tới khi chiều cao của cây đạt khoảng 15m. Loại Mai này thường được trồng chủ yếu ở Bến Tre, núi Bà Đen,..Cánh của Bạch Mai dày, có dáng hơi tròn gồm 6-8 cánh, điểm vào đó là nhụy hoa mùa vàng tỏa mùi hương thoang thoảng thơm dịu.

2.3 Hồng Mai
Hồng Mai có tên khoa học là Jatropha pandurifolia, thuộc dòng cây thân gỗ, cành nhỏ có bán kính từ 1-4 cm. Ứng với tên gọi loài này có cánh hoa màu hồng gồm 5 cánh, mọc thành từng chùm nhỏ, nhụy hoa màu vàng. Đặc biệt loại này rất dễ trồng và chăm sóc có thể trồng ở bất cứ đâu trên Việt Nam, hoa của nó cũng nở quanh năm.

2.4 Mai Vàng
Hoa Mai vàng hay còn gọi là Hoàng Mai có tên tiếng anh là “yellow apricot flower”. Không giống với những loại Mai khác ở Việt Nam là nở quanh năm, Mai vàng chỉ nở đúng một lần vào dịp đầu xuân, đó cũng chính là điểm nổi bật của loại này. Khi thấy sắc vàng của hoa Mai báo hiệu một mùa Tết sum vầy lại đến. Hoàng Mai có màu vàng tươi rực rỡ tự như ánh nắng, nhụy hoa màu cam cùng với 5 cánh mỏng, mọc thành chùm. Hoa Mai Vàng thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nóng ẩm vì thế nó được trồng nhiều ở miền Nam nước ta. Ngày nay vào dịp tết đến Mai vàng cũng xuất hiện ở nhiều gia đình tại Miền Bắc, tuy nhiên do khí hậu không hợp nên những cây mai này thường không phát triển được và có thể bị chết.

2.5 Song Mai
Giống như Bạch Mai, Song Mai có màu trắng tinh khiết, tuy nhiên Song Mai có cánh mỏng hơn và gồm 5-6 cánh. Khi hoa tàn, quả của nó thường kết thành từng đôi vì thế nên được gọi là Song Mai.
2.6 Hoa Mai Chiếu Thủy
Hoa Mai Chiếu Thủy là loài cây lâu năm có chiều cao thấp tầm 1,5m, tuy nhiên cây có nhiều nhánh, cành và gốc cây khá to. Hoa của Mai Chiếu Thủy nhỏ hơn so với các loại mai khác. Bao gồm 5 cánh nhỏ và có màu trắng mọc thành chùm. Hoa Mai Chiếu Thủy có mùi thơm thoang thoảng, khiến cho tâm hồn ta thư thái, dễ chịu hơn. Lá cây nhỏ mọc đối xứng nhau thành đôi một. Sở dĩ được gọi là Mai Chiếu Thủy vì cuống hoa dài luôn hướng xuống dưới.
2.7 Nhất Chi Mai
Cây Hoa Nhất Chi Mai thuộc họ thân gỗ nên thân cây cứng và to, thân cây có màu đen bóng. Lá của cây khá nhỏ màu xanh, nếu không để ý kỹ bạn sẽ nhầm với cây đào ngoài miền Bắc. Tuy nhiên, loài cây này có hoa màu trắng nhiều cánh nhỏ và mỏng, khi gần tàn hoa sẽ chuyển sang màu hồng phớt. Hoa mọc không cố định là theo chùm hay bông đơn lẻ mà có thể linh hoạt. Nhất Chi Mai được trồng nhiều hơn ở miền Nam. Đây cũng là một đặc điểm để phân biệt được giữa Nhất Chi Mai và cây Đào ngoài Bắc.

3. Ý nghĩa của cây hoa Mai
Từ xa xưa hoa Mai đã được coi là một loài hoa quý mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Vì thế mỗi dịp Tết đến xuân về nhà nhà đều trưng Mai với mong muốn cho cuộc sống trong năm mới sẽ rực rỡ như màu của nó vậy. Cây Mai tượng trưng cho sự bình an, an khang, phú quý. Để có thể nở ra những bông hoa rực rỡ khoe sắc vào mùa Xuân những cây Mai đã kiên cường chiến đấu để sinh trưởng qua thời tiết khắc nghiệt của mùa đông. Vì thế hình ảnh của cây Mai luôn được người ta lấy làm động lực cho sự kiên cường vượt mọi khó khăn để cuối cùng nhận lại điều tốt đẹp.
Ở Trung Quốc hoa Mai còn được coi là quốc hoa vì sự tinh tế, cao quý quật cường không chịu khuất phục kể cả trong thời tiết khắc nghiệt. Tại đây Hoa Mai được xếp vào hàng “Tuế hàn tam hữu” cùng với ba loại khác là “Tùng, Cúc, Trúc” và thường xuất hiện trên các tác phẩm văn học cũng như tranh vẽ với tựa “ Hoa khai phú quý”.
Mùa xuân về, dù có rất nhiều loại hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ, nhưng mỗi nhà đều lựa chọn những cây Mai đẹp nhất, với mong muốn đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ. Mỗi dịp năm mới đến là những gì đen đủi nhất, không tốt nhất sẽ bị bỏ lại theo đó là sự rực rỡ tươi mới, tràn ngập sự may mắn giống những cánh mai bừng nở tươi mới.
Cây Mai không chỉ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, mang lại sự may mắn tài lộc cho gia chủ nó còn thể hiện tình đoàn kết, gắn bó với tình yêu thương của mọi người dành cho nhau.
4. Công dụng của hoa Mai

Nhờ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cộng với vẻ đẹp rực rỡ của hoa Mai nên công dụng chính của nó là làm cây cảnh trang trí trong nhà. Giúp cho ngôi nhà được tô điểm thêm sắc đẹp. Cây Mai là một loại cây không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà trong dịp tết đến, cây Mai được các bàn tay khéo léo của thợ thủ công uốn lượn thành các hình dáng đẹp mang nhiều ý nghĩa từ thế cây đó. Vì thế ngày nay không chỉ có miền Nam chơi Mai dịp tết mà còn có cả các tay chơi miền Bắc chịu chi một số tiền lớn để sở hữu cây Mai.
Ngoài việc dùng để trang trí, cây Mai còn dùng để làm thuốc chữa bệnh. Hoa Mai có tác dụng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa các bệnh như tức ngực, ho, bỏng, đau họng, chóng mặt và chán ăn,….
Trong hoa Mai có nhiều thành phần tinh dầu và chất hóa học có ích cho cơ thể như metarin, farnesol, cineole, benzyl. alcohol, carotene nhờ đó hỗ trợ việc chống nhiễm khuẩn và tiết dịch mật tốt.
Hoa Mai có mùi thơm nhẹ, ngoài việc dùng làm các vị thuốc bạn cũng có thể phơi khô để làm thành trà hoa Mai uống giúp thanh nhiệt cơ thể, thư giãn và chống các bệnh như đau đầu, tăng huyết áp, đau dạ dày, xơ gan nhẹ, đầy hơi, viêm họng.
Không chỉ thế hoa Mai còn được dùng trong chế biến các món ăn tuyệt vời khi kết hợp với các nguyên liệu khác như thịt gà, cá chép, hải sâm, nấm hương tạo thành món ăn có mùi vị hấp dẫn và thành phần dinh dưỡng cao khiến bạn không thể cưỡng lại được.
5. Cách trồng và chăm sóc cây hoa Mai
5.1 Kỹ thuật nhân giống cây Mai
Cây Mai khá dễ trồng vì thế có rất nhiều cách để nhân giống chúng nhưng có lẽ phổ biến nhất là chiết cành và gieo hạt. Tuy thực hiện dễ nhưng hai phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất định.
Thứ nhất, với phương pháp gieo hạt ta sẽ thu về được số lượng cây con lớn. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng của loài này rất chậm nên có thể mất đến vài năm để có thể thành một cây con hoàn chỉnh và cho hoa. Do mọc từ hạt của quả Mai nên các cây con mọc ra có thể đã bị biến đổi gen đi chút ít không còn giống hoàn toàn với cây mẹ về màu sắc hoa, sự phát triển của thân, lá,…Tuy nhiên với các cây con mọc lên, khi đủ độ mềm vừa phải thì ta có thể tùy ý uốn, tạo dáng cây theo ý thích để tạo ra những cây Mai có hình thù lạ mắt đem lại giá trị lợi nhuận cao.
Thứ hai, phương pháp chiết cành thời gian sinh trưởng của cây sẽ được rút ngắn đi rất nhiều. Tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp này để nhân giống sẽ đòi hỏi phải là người có kỹ thuật tốt, làm chuyên nghiệp thì mới có thể chiết cành thành công. Ưu điểm của phương pháp này là cây mới được nhân giống ra sẽ có đặc tính giống hoàn toàn cây mẹ vì thế đây là cách hữu hiệu nhất để phát triển những dòng Mai tốt. Nhược điểm của phương pháp này có lẽ là do chiết cành đã cứng nên không thể uốn chúng thành những dáng cây như bạn mong muốn được.

5.2 Kỹ thuật trồng cây Mai ngày Tết
Tuy là một loại cây dễ phát triển nhưng thời điểm thích hợp nhất để trồng cây Mai là vào đầu mùa mưa tầm tháng 6.
Trước khi trồng Mai, thì bạn cần chuẩn bị tốt đất trồng với các yếu tố như độ ẩm, độ tơi xốp và chất dinh dưỡng trong đất. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cây mai sinh trưởng và phát triển tốt. Để tăng độ xốp và chất dinh dưỡng cho đất bạn có thể trộn đất với các hỗn hợp như xơ dừa, do (từ lá cây, chấu, ..) mùn than, phân chuồng (đã ải qua).
Do thích hợp với điều kiện xứ nóng nên khi trồng cây cũng không cần quá nhiều nước chỉ nên tưới vừa phải vào hai lần trên ngày để tạo độ ẩm cây không bị héo.
Bạn cũng nên bón phân theo các thời điểm thích hợp cho cây, đối với cây Mai bạn nên tưới đạm và lân thai vì bón kali. Hoặc bạn có thể sử dụng NPK cho cây với tần xuất 2-3 lần/ tháng và thường thì bón vào mùa mưa sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, cây sinh trưởng tốt hơn.
Bạn nên căn vị trí của các cây sao cho phù hợp, đảm bảo một khoảng cách hợp lý để cây có thể phát triển, vươn cành phát triển tán đủ rộng. Thường xuyên vun xới đất và nhổ cỏ tránh sâu bệnh.
5.3 Cách chăm sóc cây Mai sau tết
- Kỹ thuật cắt tỉa cây Mai
Cây Mai cũng giống như một số loài cây khác khi dịp Tết qua đi chúng ta cần cắt tỉa cành hợp lý để cây sinh trưởng được tốt hơn. Bạn cần có kỹ thuật để cắt tỉa cành sao cho sát với dáng ban đầu của cây nhất. Theo kỹ thuật chăm sóc cây Mai bạn nên cắt bỏ ⅓ cành hoặc tỉa ngắn dần khi lên trên giống cây thông noel. Sau khi hết tết bạn nên tỉa cành càng sớm, càng tốt, tốt nhất là nên trước ngày 15 âm lịch. Để có thể kịp thời hạ thổ cây Mai để chăm sóc cho kịp với Tết năm tới.
Sau khi hạ thổ cây Mai bạn cũng nên sử dụng phân NPK hòa chung với nước để tưới quanh gốc cây, để cây có thể nhanh chóng đâm chồi, nảy lộc chào đón mùa Xuân. Sau khi cây đã thích nghi được với môi trường, bạn có thể thực hiện các bước chăm bón và tưới phân thông thường.

- Vệ sinh cây Mai sau tết
Để tránh cây Mai bị sâu bệnh và nấm mốc, bạn cũng nên vệ sinh thật sạch sẽ cây Mai. Như tưới nước để loại bỏ rêu, mốc ở thân cây và phụ thuốc phòng sâu bệnh cho cây.
6. Cách tạo dáng cây Mai Vàng cơ bản sau tết
Khi các cành của Mai đã phát triển đến độ mềm vừa phải thường vào cuối tháng 7 dương thích hợp để tạo các dáng theo ý mà bạn mong muốn. Để tạo các dáng đẹp nhất cho cây Mai trước tiên bạn cần phải loại bỏ đi những cành thừa, cành con không cần thiết.
Dụng cụ dùng để tạo dáng cây Mai bao gồm một đoạn dây thép vừa phải và dây vải quấn quanh dây thép để không gây hại cho thân cây.
Bạn thực hiện các thao tác uốn cành từ từ theo trình tự từ cành chính sau đó đến các cành lân cận. Bạn cần tìm hiểu những dáng cây mà bạn muốn tạo để tạo hình và quấn dây theo hình dáng đó.
Bạn cần chú ý lực tay của mình sao cho quấn dây không quá mỏng và cũng không quá chặt để cây thành hình tốt nhất. Quấn quá lỏng thì hình tạo nên không như ý muốn còn quấn quá chặt thì lại gây tổn thương cho thân cây. Quấn dây theo hình chéo tạo góc 40 độ so với thân, sau đó tiếp tục quấn và uốn cành theo hình dạng đã hình dung ban đầu. Sau khi uốn cây xong thì cứ chăm sóc cây như bình thường sau khoảng từ 6 tháng đến 1 năm là bạn có thể tháo dây quấn ra. Lưu ý trong thời gian cố định bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa những cành cây con mọc thừa ra để hiệu quả tạo hình đạt tốt nhất.
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản đầy đủ về cây Hoa Mai, hy vọng bạn có thể tự chăm sóc và trồng thành công cây Mai tại nhà. Để biết thêm nhiều thông tin về các loại cây hoa Khác bạn hãy truy cập T- Flower.