Hoa Cúc là một loại hoa phổ biến và cũng rất được yêu thích tại Việt Nam. Bạn có biết Hoa Cúc xuất hiện tại nước ta từ khi nào, và nguồn gốc của nó từ đâu không? Hãy cùng T- Flower shop tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu về nguồn gốc, sự tích và đặc điểm của hoa cúc
1.1 Giới thiệu về nguồn gốc của hoa cúc
Hoa cúc là một loại thực vật phong phú nhất hiện nay với khoảng hơn 1500 loài có đủ hình dáng và màu sắc. Theo khoa học thì hoa cúc có tên là Chrysanthemum, thuộc họ Asteraceae (học cúc). Đây là loại hoa vô cùng phổ biến và dễ trồng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới.
Theo như các tài liệu nghiên cứu thì hoa cúc xuất hiện cách đây từ 3000- 5000 năm tại Nhật Bản và Trung Quốc. Ngay cả thời đó thì hoa cúc cũng xuất hiện rất nhiều trong thơ ca, văn học, hội họa và cả những bài hát cho thấy hoa cúc có tầm ảnh hưởng rất lớn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Tại Trung Quốc, hoa cúc cũng được xếp vào một trong 4 loại cây tứ quý ( tùng, cúc, trúc, mai) cho thấy sự ưa thích và quý trọng dành cho loại hoa này.

1.2 Sự tích về cây hoa cúc
Chắc hẳn trong quá trình lớn lên bạn bạn cũng đã từng nghe kể về những câu chuyện và sự tích của các loài vật và cây cối khác nhau. Chúng đều mang ý nghĩa tốt đẹp, thậm chí còn chứa đựng thông điệp làm người trong đó. Vậy bạn có còn nhớ câu chuyện về sự tích bông hoa cúc như thế nào không?
Tương truyền rằng ngày xưa có hai mẹ con nhà rất nghèo sống nương tựa vào nhau, nhưng người mẹ bị bệnh rất nặng. Vì thế để cứu mẹ của mình cô bé đã không ngần ngại lội suối, trèo đèo, vượt núi để tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. Khi đi qua một ngôi chùa cô bé đã ghé vào và cầu nguyện cho mẹ của mình. Lời cầu nguyện ấy đã cảm động tới cả trời xanh, có một ông bụt quyết định biến thành nhà sư và giúp đỡ cô. Ông đưa cho cô một bông hoa màu vàng và nói rằng “ Số cánh của bông hoa này tượng trưng cho số năm mẹ con còn có thể sống được. Mỗi năm qua đi bông hoa sẽ rụng một cánh, đến lúc cánh hoa cuối cùng rơi thì cũng là lúc mẹ con phải rời xa trần gian”. Cô bé lễ phép cảm ơn ông bụt và đếm cánh hoa, cô rất buồn khi biết mẹ cô chỉ sống được 5 năm nữa. Cô bé đã quyết định xé nhỏ cánh hoa đến mức không thể đếm được. Vì thế mà mẹ cô có thể sống lâu mãi mãi. Đến khi cô chết đi người mẹ chôn cô ngay trong vườn nhà. Và từ chỗ mộ cô mọc ra một loại hoa màu vàng với vô số cánh hoa. Về sau người ta gọi đó là hoa cúc.
Loài hoa thể hiện ý chí khát khao muốn được sống, ước mơ trường tồn và không bệnh tật. Ngoài ra, câu chuyện trên còn nói lên tấm lòng hiếu thảo, tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau của con người.

1.3 Đặc điểm của cây hoa cúc
- Rễ cúc: Rễ của loài hoa này thuộc dòng rễ chùm, rễ có thể mọc dưới lòng đất sâu từ 5-20cm. Kích thước các rễ hầu như không có chênh lệch, một chùm rễ của cây cúc có số lượng rất lớn vì thế khả năng hút nước và chất dinh dưỡng rất mạnh. Rễ của cây có thể được phát triển ra từ các mắt ở phần thân.
- Thân cúc: Thuộc dòng thân thảo, có nhiều mắt rất dễ bẻ gãy, độ cứng sẽ càng ngày càng phát triển. Hoa cúc có thể ở dạng thân đứng hoặc thân leo (bò). Kích thước của thân cũng sẽ không theo một chuẩn mực nào vì nó còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, giống cây và cả thời điểm bạn trồng cây nữa.
- Lá cúc: là loại lá đơn, mọc so le. Lá có hình dạng giống với chân chim, thường thì lá sẽ có màu xanh thẫm. Tuy nhiên màu sắc của lá cũng sẽ thay đổi tùy vào cách chăm sóc của bạn. Số lượng lá trên thân cây cúc cho một kỳ sinh trưởng là từ 30-50 lá.
- Phần hoa: Hoa cúc có nhiều màu sắc khác nhau, có thể là đơn sắc hoặc đa sắc vì thế hoa cúc rất được yêu thích và ưa chuộng. Hoa cúc thường có hai dạng đơn tính và lưỡng tính. Cánh của hoa cúc cũng có nhiều kiểu dáng từ thon dài, cánh mỏng đến cánh ngắn, có loại nhiều cánh có loại ít cánh.
2. Những loại hoa cúc phổ biến hiện nay
Như bạn đã biết hoa cúc trên thế giới có tới hơn 1500 loài khác nhau. Tên gọi, màu sắc của chúng cũng rất đa dạng. Chúng rất dễ trồng và chăm sóc vì thế tại Việt Nam cũng có không ít các loài cúc khác nhau. Chúng ta cùng điểm qua những loại hoa cúc phổ biến hiện nay.
2.1 Hoa cúc trắng
Hoa cúc trắng là một trong những loại cúc phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Về hình dáng dường như chúng không khác biệt gì so với các loại cúc khác. Cánh của loài hoa này thon dài, phần nhụy hoa có màu vàng hình tròn. Hoa cúc có màu trắng cộng với mùi hương nhẹ nhàng làm cho người ta nhìn vào sẽ cảm thấy dễ chịu và thư giãn.
Loài hoa này có thể trồng quanh năm, cũng không cần kỹ thuật chăm sóc phức tạp nên rất được phổ biến.

2.2 Hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng hay còn được gọi là kim cúc. Cũng là một trong những loài cúc phổ biến nhất ở nước ta. Hoa cúc này có màu vàng đúng như tên gọi rực rỡ và nổi bật. Hoa này có vẻ bề ngoài nhỏ nhắn, cánh hoa mọc tỏa từ giữa ra nhìn rất đẹp và dày đặc biệt số lượng cánh hoa rất lớn. Khi hoa cúc vàng nở có loại nở to như bát cơm, có loại thì chỉ nở nhỏ thôi nhưng bù lại chúng mọc thành chùm nhìn rất nổi bật.

Cây cúc vàng là loài hoa tượng trưng cho sự vui vẻ, đoàn viên, hoa cúc vàng còn mang ý nghĩa gợi lại những kỉ niệm. Vì thế loài hoa này thường được dùng để viếng đám ma, thắp hương tổ tiên hoặc thăm mộ người đã khuất.
2.3 Hoa cúc tím
Hoa cúc tím với màu sắc nổi bật, đã thu hút được sự chú ý của nhiều người. Theo đó hoa cúc tím có cánh hoa thon dài hơn các loại cúc khác một chút. Nhụy của hoa cúc tím có màu vàng và xanh bên trong kết lại thành hình tròn nhìn rất bắt mắt.

Đặc biệt hoa cúc tím có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thường là một trong các thành phần trong thang thuốc chữa các bệnh về tim mạch, tiểu đường, chống viêm và giảm căng thẳng,…Ngoài ra bạn có thể phơi khô hoa cúc tím để làm trà hãm nước uống hàng ngày.
2.4 Cúc họa mi
Cúc họa mi là loài hoa thu hút và được rất nhiều người chào đón hiện nay. Bởi vẻ đẹp hết sức mộc mạc cộng với màu trắng tinh khôi làm cho người ta cảm giác được sự yên bình. Hàng năm mỗi mùa cúc họa mi (tháng 11) về là mọi người lại đua nhau đi chụp ảnh cùng với nó. Ai cũng mong muốn có được những bức ảnh thật đẹp bên hoa cúc họa mi.

Màu hoa trắng, nhụy vàng kết hợp với lá xanh tạo nên một sự hài hòa không thể rời mắt. Hơn hết cúc họa mi còn tượng trưng cho tình yêu lặng lẽ, âm thầm, giản dị chân thành nhưng đẹp đến lạ.
2.5 Hoa cúc chi
Hoa cúc chi là một trong những loại hoa cucs cú kích thước nhỏ bé nhất. hoa nở rộ cũng chỉ bằng đầu ngón tay cái. Màu hoa vàng rực rỡ cũng thu hút nên loài hoa này cũng rất được yêu thích. Mùa hoa cúc chi thường bắt đầu vào khoảng cuối hè sang thu khi mà những cơn gió se lạnh bắt đầu thổi và thời tiết mát mẻ hơn, theo lịch thì vào khoảng giữa tháng 8 dương.

Những cánh đồng hoa cúc chi giờ đây cũng là một trong những địa điểm check in lý tưởng cho mọi người yêu hoa. Đặc biệt, hoa cúc chi còn được sấy khô để sản xuất trà thảo mộc giúp thanh lọc cơ thể và có tác dụng chữa bệnh.
2.6 Hoa cúc đồng tiền
Hoa cúc đồng tiền là một loài hoa không hề xa lạ tại Việt Nam. Nó rất dễ trồng và chăm sóc vì thế không chỉ thấy ở những cánh đồng trồng hoa chuyên nghiệp mà ngay cả trước hiên nhà, ban công của nhiều gia đình Việt. Hoa cúc đồng tiền có 4 loại cơ bản đó là: cánh đơn, cánh kép, hoa lùn và hoa cao. Hoa đồng tiền có ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc cho gia chỉ vì thế nó rất được ưa chuộng và yêu thích.

2.7 Hoa cúc bất tử
Hoa cúc bất tử là loại đẹp nhất, chắc chắn ai đã từng một lần được ngắm hoa bất tử cũng sẽ bị mê đắm bởi vẻ đẹp đó. Hoa bất tử từ lúc nở cho đến lúc tàn thì vẫn giữ nguyên vẹn được màu sắc và cánh hoa đúng như tên gọi của nó vậy.

Hoa cúc bất tử có nhiều màu sắc khác nhau như: cam, vàng, đỏ, nâu đến trắng,… đường kính của hoa giao động từ 3-6cm. Cây của nó thường cao khoảng từ 50-100cm, có thể mọc thành nhiều nhánh hoặc đơn thân. Lá màu xanh thầm không có cuống hình dạng giống như cái thuôn giáo, nhỏ dần về hai đầu.
2.8 Hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc vạn thọ có màu sắc và hình dạng độc đáo nhất trong tất cả các loại. Kích thước của hoa khá to, độ dày cánh hòa cùng độ xòe nếu nở hết cỡ có thể to bằng nắm tay người đàn ông trưởng thành. Hoa cúc vạn thọ có mùi hơi nồng, tuy nhiên nếu quen bạn sẽ thấy rất dễ chịu và thư thái. Hoa cúc vạn thọ thường được trồng trong gia đình và chùa bởi nó mang ý nghĩa là sự trường thọ, bất diệt với thời gian. Hoa cúc này thường được dùng làm quà tặng vào những dịp lễ haợc mừng thọ cho ông bà cha mẹ với mong muốn họ sẽ sống lâu với con cháu.

3. Ý nghĩa của hoa cúc
Dù trong hình dáng, màu sắc nào thì mỗi loại hoa cúc đều ẩn chứa trong mình một ý nghĩa sâu sắc trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nó không chỉ thể hiện tinh thần, khát vọng của cong người và nó còn mang lại ý nghĩa trong cuộc sống nữa.
3.1 Ý nghĩa của hoa cúc theo màu sắc
- Ý nghĩa hoa cúc màu vàng: nhưng loại hoa này tượng trưng cho sự nhiệt huyết, ý chí và nghị lực vươn lên mọi khó khăn rất lớn. ý nghĩa hoa màu vàng đại diện cho bộ phận những người quyết không chịu khuất phục trước khó khăn. Ngoài ra, hoa cúc màu vàng còn mang ý nghĩa về lòng biết ơn sâu đậm đến những người đã giúp đỡ mình.
- Ý nghĩa hoa cúc màu đỏ: đây là màu tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó của một tình bạn đẹp cho dù bạn có đang ở đâu. Tặng hoa cúc đỏ như muốn gửi lời tới người bạn rằng hãy tin tưởng vào tình bạn đẹp này mãi mãi không bao giờ thay đổi.
- Ý nghĩa hoa cúc màu trắng: Bạn cũng biết màu trắng luôn là màu thể hiện sự thanh cao, thuần khiết, trong sáng của tâm hồn. Hơn hết, màu hoa cúc trắng còn mang ý nghĩa của sự hiếu thảo của con cái dành cho bố mẹ của mình.
- Ý nghĩa hoa cúc màu tím: Hoa cúc màu tím thể hiện sự chung thủy gắn bó trong tình yêu đôi lứa. Nó như là minh chứng cho tình yêu bất diệt, nồng nàn và sự son sắt chung tình của những cặp đôi phải xa nhau về khoảng cách địa lý hoặc vướng mắc một số vấn đề mà không thể gặp nhau.
- Ý nghĩa hoa cúc màu xanh: Đây là màu của sự hy vọng, khát khao được bình yên và hạnh phúc. Ngoài ra hoa cúc màu xanh còn mang ý nghĩa thông điệp hướng con người về những giá trị sống tốt đẹp và nhân văn. Khuyên răn con người hãy hài lòng và trân trọng những gì mình đang có, bớt sân si ganh đua sống nhẹ nhàng an nhiên.

3.2 Ý nghĩa hoa cúc trong đời sống và tín ngưỡng văn hóa
Hoa cúc trong mỗi nền văn hóa và tín ngưỡng của các quốc gia khác nhau cũng sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết dù mang ý nghĩa nào thì hoa cúc luôn hướng tới sự tốt đẹp, may mắn và hạnh phúc cho cong người.
- Ý nghĩa hoa cúc tại trung quốc: tại đất nước này hoa cúc tượng trưng cho sự bất tử, vĩnh cửu, trường tồn với thời gian. Trong các sách lịch sử của Trung Quốc cũng ghi lại rằng hoa cúc được sử dụng để tiến vua hoặc dùng làm thảo mộc giúp kéo dài tuổi thọ.
- Ý nghĩa của hoa cúc tại Nhật Bản: hoa cúc tại đây lạ mang ý nghĩa đại diện cho tầng lớp quý tộc, sự cao quý, giàu sang, thanh cao mà tầng lớp thường dân không bao giờ có được. Chính vì thế mà hoa cúc còn được in lên những cái ấn, quốc huy hay là những kỷ niệm chương huân chương cao quý tại Nhật Bản, đủ để cho thấy rằng loài hoa này rất được quý trọng tại đây.
- Ý nghĩa của hoa cúc tại các nước phương Tây: Chúng được thể hiện ý nghĩa là một khởi đầu mới tốt đẹp. Và cũng được dùng làm quà tặng.
- Ý nghĩa hoa cúc tại Việt Nam: Hoa cúc thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn cho dành cho ông bà cha mẹ và những người đã hi sinh giúp đỡ mình. Vì thế mà hoa cúc tại Việt Nam cũng được dành tặng cho người lớn tuổi hoặc dùng thắp hương như là một lời tri ân và lời chúc sống lâu, thọ mãi với con cháu. Hơn hết tại đây còn quan niệm hoa cúc mang đến sự thịnh vượng, tài lộc và gia tăng phúc khí cho các gia đình.
4. Các tác dụng của hoa cúc có thể bạn chưa biết?
4.1 Trang trí
Hoa cúc là một loại hoa rất được ưa chuộng và yêu thích tại Việt Nam. Hoa cúc thường được dùng trong các dịp lễ lớn, tết hoặc ngày tuần. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại hoa cúc nào cho phù hợp.
Loài hoa này rất dễ trồng vì thế chúng ta thường thấy nó khá là phổ biến trong các gia đình, công viên hay là những nơi khác như: nghĩa trang, chùa, những công trình công cộng khác. Tại những công trình lớn hoặc trong công viên người ta thường sử dụng những cây cúc có thân lùn, đều nhau giúp tạo ra một thảm hoa với vô số màu sắc bắt mắt và thu hút, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp cho cảnh quan nơi đây.
Các loại hoa cúc được trồng trong mỗi gia đình thường là loại hoa cúc nhỏ có thân mềm, gọn gàng dễ di chuyển nên bạn có thể tùy thích đặt các chậu cúc tại những nơi ưa thích. Những chậu cúc thế này thường được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng cây cảnh, và cửa hàng hoa.
Còn những loại cúc có thân cứng thì thường được trồng và cắt cành để bán. Đi dọc các tuyến phố lớn hoặc các chợ truyền thống ở Việt Nam bạn sẽ không khó để bắt gặp những người bán các loại hoa cúc.
4.2 Làm thuốc
Ngoài việc sử dụng cho mục đích trang trí, một số loại cúc còn được biết đến như một vị thuốc chữa bệnh hữu hiệu.

Trong hoa cúc có chứa các chất chống oxy, các công dụng khác rất tốt cho cơ thể con người. Vì thế hoa cúc được chế biến thành các loại trà và uống hàng ngày vừa thơm mát vừa có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về huyết áp và tim mạch.
Nhấp một ngụm trà hoa cúc hương thơm và vị ngọt hòa vào trong miện của bạn giúp tiêu tan hết những căng thẳng stress, giúp đầu óc thư thái hơn. Loại trà này còn giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ và đau đầu.
5. Cách trồng và chăm sóc cây hoa cúc
5.1 Quy chuẩn trồng cây hoa cúc đúng kỹ thuật
- Thời điểm trồng: Hoa cúc bạn có thể trồng quanh năm, đặc biệt là thích hợp với các điều kiện thời tiết khác nhau.
- Đất dùng để trồng cây: đây là yếu tố quan trọng để cây hoa cúc sinh trưởng và phát triển tốt, loại đất dùng để trồng cây là loại đất mùn hoặc đất thịt nhẹ, độ tơi xốp cao để nước được thoát đi tốt hơn tránh ngập úng, vì là cây rễ chùm, không quá cứng nên đấy xốp sẽ giúp rễ cây đâm sâu và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Độ Ph của đất trồng cây trùng bình từ mức 6-7, nếu bạn trồng cúc với mật độ dày và diện tích lớn thì cần trộn loại phân supe 100kg vào chung với đất khoảng diện tích 1000m2. Sau đó tiếp tục để ủ đến khi trồng hoa thì xới đất lại một lần nữa.
- Kỹ thuật trồng: Trồng cúc vào hôm thời tiết mát hoặc vào sáng sớm trong ngày. Đặt các cây con xuống đất theo từng luống đã xới rồi vun đất vào gốc. cần làm nhẹ tay để tránh các mầm cây bị dập, sau khi trồng thì tiến hành tưới đẫm nước để cây phát triển tốt hơn.
- Bón phân: Việc bón phân giúp cây sinh trưởng tốt cần được làm vào đúng thời điểm và liều lượng. Bạn nên bón lót vào mùa hè và bón thúc vào mùa thu- đông, đảm bảo sao cho đur phân và dinh dưỡng cho cây phát triển tốt để bông hoa ra to và đẹp.

5.2 Cách để cây hoa cúc nở đẹp nhất
- Tưới nước: có hai phương pháp tưới nước cơ bản giúp cây phát triển tốt đó là tưới trên rãnh luống hoa và tưới trên bề mặt luống hoa. Lượng nước cần được tưới vừa phải, đur dùng tránh tưới nhiều quá sẽ bị úng cây.
- Làm cỏ: bạn cần làm cỏ thường xuyên nhất là vào thời điểm nhất là cây hoa cúc đã lớn để tránh các loại cỏ lớn hút hết chất dinh dưỡng từ đất của hoa cúc.làm sạch cỏ sẽ giúp ngăn ngừa những loại sâu bệnh hoặc côn trùng có hại cho cây hoa. Ảnh hưởng tới việc cách để cây hoa cúc nở đẹp nhất.
- Tỉa cành, bấm ngọn: Để cây hoa cúc được mập mạp và phát triển khỏe mạnh cho ra những bông hoa đẹp nhất bạn cần phải bấm bớt những cành phụ, hoặc không nên để quá nhiều nhánh sẽ không tập trung được chất dinh dưỡng cho cây. Cách bấm ngọn sẽ được thực hiện như sau:
- Bấm sớm: Sau khi trồng cây hoa cúc được 20 ngày, bạn tiến hành bấm ngọn và giữ lại 3-4 nhánh to và khỏe hơn.
- Bấm muộn: Những loại hoa cúc mọc thành chùm lớn. Bạn nên tỉa bớt những nụ trên đỉnh mọc sớm hơn để kích thích những nụ khác mọc đều mà to hơn.
- Bấm nhiều lần: Với những loại hoa cúc mọc thành bụi hoặc có hình dáng nhỏ nhắn. Để những bụi đó vẫn giữa nguyên dáng ban đầu và tránh cho các bụi phát triển quá nhanh bạn nên thường xuyên bấm cành của cây đi.
T-flower đã cung cấp thông tin cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của cây hoa cúc. Giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về cây hoa cúc, từ đó yêu thêm vẻ đẹp của loài hoa này.